Tâm Hạnh
25-10-2012, 01:40 PM
ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ ĐÀN ĐÁ 100 THANH
ĐÀN ĐÁ 100 THANH : Đó là ý tưởng của hai Nghệ nhân NGUYỄN CHÍ TRUNG và NGUYỄN ĐỨC LỘC khi nhận được lời khai thị của cố nhạc sĩ LƯU HỮU PHƯỚC tại Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc T/p Hồ Chí Minh từ năm 1981:
- Sáng tạo được dựa theo Truyền Thuyết " Lạc Long Quân và Âu Cơ ,sanh ra một bọc 100 trứng nở ra 100 người con ".
- Đàn đá 100 thanh : sáng tạo và được thiết kế gồm 2 giàn đàn mỗi giàn 50 thanh (1 giàn tạo dáng Chim Bằng 1 giàn tạo hình tượng con thuyền để liên tưởng về Truyền Thuyết "Lạc Long Quân và Âu Cơ" Khi chia 50 người theo Mẹ lên Non (vùng miền Núi) và 50 người con theo Cha xuống Biển xuôi vào phía Nam (vùng Đồng Bằng),nhưng tất cả đều cùng chung 1 nguồn cội .Đó chính là hình ảnh Công Cuộc Khai Sơn Phá Thạch, mở mang bờ cỏi của giống nòi Rồng Tiên .
http://files.myopera.com/danda100thanh/files/danda100thanh.jpg
- Đàn Đá 100 thanh : Được thiết kế với 1 giàn bầu cộng hưởng , đặt dưới những thanh đá (dựa trên cơ bản của "người xưa"đã đào hố và lót rơm để kê những thanh đá ),tạo nên những âm thanh vang hơn và sâu lắng hơn. Đàn Đá kết hợp xen kẻ giữa hệ thống 5 cung (Gamme Pentatonique) thể hiện được tiếng Á (Glissando) trong phong cách đàn nhạc Truyền thống Việt Nam, và hệ thống 7 cung (Gamme Tempérée) Âm giai điều hòa của Phương Tây ,trong việc Bảo Tồn và phát huy Nghệ Thuật Văn Hóa Âm Nhạc Việt Nam, cùng hòa nhập giao thoa chung dòng chảy với các nền Văn Hóa Âm Nhạc trên Thế Giới ...
Thời gian gần đây, với sự xuất hiện bộ đàn đá 100 thanh ( khác hẳn với các bộ đàn đá dân gian, như đàn Khánh Sơn chỉ có 12 thanh ), không chỉ đánh được những bài nhạc trong thang âm ngũ cung của người dân tộc Tây Nguyên mà còn có thể hòa âm những bản nhạc Tây Phương thuộc thang âm thất cung, đã gây sự chú ý cho nhiều người quan tâm đến loại nhạc cụ này.
Bộ đàn đá 100 thanh là công trình sáng tạo xuất sắc của nghệ nhân Nguyễn Chí Trung và Nguyễn Đức Lộc ở Thành Phố Hồ Chí Minh ,từ năm 1981 đến nay ....
http://i298.photobucket.com/albums/mm245/eogio_lovable/nghscLcangphingucngnghsChTrung.jpg
nghệ sĩ Đức Lộc đang phối ngẫu trên cung đàn đá 100 thanh
NGHE SÉRÉNADE TỪ ĐÀN ĐÁ
Không gian như chùng xuống khi những nốt nhạc đầu tiên của bản Sérénade ( Franz Schubert ) được phát ra từ những thanh đá.Nghệ nhân Nguyễn Đức Lộc lim dim mắt với hai chiếc dùi nhỏ trên tay, lướt trên 50 thanh đá để tạo ra những nốt solo mang âm hưởng cổ điển Phương Tây . Kề bên nghệ nhân Nguyễn Chí Trung cũng với hai thanh gõ lướt trên 50 phiến đá tạo ra phần nhạc đệm accord làm nền cho những nốt solo bay bổng .....
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1981, khi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam) có mặt tại buổi " Báo cáo sáo trúc cải tiến 16 lỗ " của hai nghệ nhân Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đức Lộc và ông nhận ra năng khiếu đặc biệt của hai nghệ nhân này trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc. Thông qua nhạc sĩ Phan Chí Thanh (Tổ trưởng Tổ cải tiến nhạc cụ dân tộc thuộc Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc Việt Nam),nhạc sĩ Lưu Hữu Phước gửi đến hai nghệ nhân một phiến đá nặng chừng 6kg với lời căn dặn :"Đã cải tiến sáo trúc rất thành công, nay hai anh hãy tìm cách cải tiến đàn đá sao cho gọn nhẹ hơn và có thể hòa âm được với âm nhạc thế giới ". Khám phá phiến đá này, hai nghệ nhân phát hiện khi gõ lên nó bằng một thanh tre thì đã phát ra âm thanh đúng chính xác với nốt RE trong thang âm thất cung ." Một lời khai thị của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước dành cho chúng tôi ", nghệ nhân Nguyễn Chí Trung tâm sự.
Lòng tin yêu của người nhạc sĩ tài hoa đứng đầu Viện nghiên cứu âm nhạc dân tộc khiến cho hai nghệ nhân Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đức Lộc ngày đêm trăn trở và họ bắt đầu lao vào công việc thiết kế những thanh đá phát ra những âm thanh có thể ký âm được khóa SOL, thuộc thang âm thất cung để hòa nhịp cùng hơi thở của nền âm nhạc đương đại .
http://i298.photobucket.com/albums/mm245/eogio_lovable/DanDa.jpg
nghệ sĩ Chí Trung đang phối ngẫu trên cung đàn đá 100 thanh
KHÁM PHÁ BÍ MẬT CỦA ỐNG CỘNG HƯỞNG
Trong suốt 25 năm nghiên cứu về đàn đá, có lẽ sự kiện quan trọng nhất mà hai nghệ nhân này ghi nhớ mãi đó là lần thử nghiệm đặt đoạn ống nhựa polimer vào phía dưới một phiến đá và nhận ra sự thay đổi cao độ, trường độ của nốt nhạc khi gõ vào phiến đá đó. Họ đã nhận ra hiện tượng cộng hưởng âm giữa phiến đá và bầu hơi trong ống nhựa đặt phía dưới
Kết quả là đàn đá 100 phiến (gồm hai bộ 50 phiến) ra đời với khoảng chạy 4 octave (quãng 8) và có thể vừa chơi nhạc dân tộc, vừa chơi nhạc Tây phương. Điểm đặc biệt là bộ đàn đá chỉ nặng 50kg (bằng1/3 trọng lượng đàn đá Khánh Sơn ) nên có thể vận chuyển dễ dàng khi có chương trình biểu diễn .Hai nghệ nhân Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đức Lộc đã bắt đầu thử nghiệm trình diễn đàn đá 100 phiến vào đầu năm 2004, ở một số điểm ca nhạc dân tộc tại TP .HCM. Tại những điểm ca nhạc dân tộc này, ngoài những bản nhạc mang âm hưởng cồng chiêng Tây Nguyên ,họ còn thường xuyên được khán giả hâm mộ yêu cầu trình diễn những bài Le jour le plus long , Sérénade, Symphony, Domino, Come back to Sorriento,....đậm đà bản chất lãng mạn Phương Tây.
Hiện có nhiều ý kiến đề xuất đưa công trình nghiên cứu phát triển đàn đá của hai nghệ nhân Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đức Lộc vào sách kỷ lục Guinness Việt Nam .Thiết nghĩ, đây là một đề xuất chính đáng và hợp lý cho công trình nghiên cứu sáng tạo của hai nghệ nhân đã dành gần hết quãng đời của mình để cống hiến cho sự nghiệp văn hóa dân tộc ....
http://i298.photobucket.com/albums/mm245/eogio_lovable/XacLapKyLuc.jpg
Xác Lập Kỷ Lục - Bộ đàn đá nhiều thanh nhất Việt nam
ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ CỦA HAI NGHỆ NHÂN :
Nghệ nhân NGUYỄN CHÍ TRUNG :
- Tên thật : NGUYỄN VĂN TÀI
- Sinh năm : 1953 tại Sài Gòn
- Nghệ sĩ : biểu diễn Sáo Trúc
- CTV : Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc T/p Hồ Chí Minh
Nghệ nhân NGUYỄN ĐỨC LỘC :
- Tên thật : NGUYỄN VĂN BÌNH
- Sinh năm : 1958 tại Sài Gòn
- Nghệ sĩ : biểu diễn Đàn T'rung
- CTV : Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc T/p Hồ Chí Minh
..nguồn: Phan cát Tường
.... Đan san.net - My Opera.
ĐÀN ĐÁ 100 THANH : Đó là ý tưởng của hai Nghệ nhân NGUYỄN CHÍ TRUNG và NGUYỄN ĐỨC LỘC khi nhận được lời khai thị của cố nhạc sĩ LƯU HỮU PHƯỚC tại Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc T/p Hồ Chí Minh từ năm 1981:
- Sáng tạo được dựa theo Truyền Thuyết " Lạc Long Quân và Âu Cơ ,sanh ra một bọc 100 trứng nở ra 100 người con ".
- Đàn đá 100 thanh : sáng tạo và được thiết kế gồm 2 giàn đàn mỗi giàn 50 thanh (1 giàn tạo dáng Chim Bằng 1 giàn tạo hình tượng con thuyền để liên tưởng về Truyền Thuyết "Lạc Long Quân và Âu Cơ" Khi chia 50 người theo Mẹ lên Non (vùng miền Núi) và 50 người con theo Cha xuống Biển xuôi vào phía Nam (vùng Đồng Bằng),nhưng tất cả đều cùng chung 1 nguồn cội .Đó chính là hình ảnh Công Cuộc Khai Sơn Phá Thạch, mở mang bờ cỏi của giống nòi Rồng Tiên .
http://files.myopera.com/danda100thanh/files/danda100thanh.jpg
- Đàn Đá 100 thanh : Được thiết kế với 1 giàn bầu cộng hưởng , đặt dưới những thanh đá (dựa trên cơ bản của "người xưa"đã đào hố và lót rơm để kê những thanh đá ),tạo nên những âm thanh vang hơn và sâu lắng hơn. Đàn Đá kết hợp xen kẻ giữa hệ thống 5 cung (Gamme Pentatonique) thể hiện được tiếng Á (Glissando) trong phong cách đàn nhạc Truyền thống Việt Nam, và hệ thống 7 cung (Gamme Tempérée) Âm giai điều hòa của Phương Tây ,trong việc Bảo Tồn và phát huy Nghệ Thuật Văn Hóa Âm Nhạc Việt Nam, cùng hòa nhập giao thoa chung dòng chảy với các nền Văn Hóa Âm Nhạc trên Thế Giới ...
Thời gian gần đây, với sự xuất hiện bộ đàn đá 100 thanh ( khác hẳn với các bộ đàn đá dân gian, như đàn Khánh Sơn chỉ có 12 thanh ), không chỉ đánh được những bài nhạc trong thang âm ngũ cung của người dân tộc Tây Nguyên mà còn có thể hòa âm những bản nhạc Tây Phương thuộc thang âm thất cung, đã gây sự chú ý cho nhiều người quan tâm đến loại nhạc cụ này.
Bộ đàn đá 100 thanh là công trình sáng tạo xuất sắc của nghệ nhân Nguyễn Chí Trung và Nguyễn Đức Lộc ở Thành Phố Hồ Chí Minh ,từ năm 1981 đến nay ....
http://i298.photobucket.com/albums/mm245/eogio_lovable/nghscLcangphingucngnghsChTrung.jpg
nghệ sĩ Đức Lộc đang phối ngẫu trên cung đàn đá 100 thanh
NGHE SÉRÉNADE TỪ ĐÀN ĐÁ
Không gian như chùng xuống khi những nốt nhạc đầu tiên của bản Sérénade ( Franz Schubert ) được phát ra từ những thanh đá.Nghệ nhân Nguyễn Đức Lộc lim dim mắt với hai chiếc dùi nhỏ trên tay, lướt trên 50 thanh đá để tạo ra những nốt solo mang âm hưởng cổ điển Phương Tây . Kề bên nghệ nhân Nguyễn Chí Trung cũng với hai thanh gõ lướt trên 50 phiến đá tạo ra phần nhạc đệm accord làm nền cho những nốt solo bay bổng .....
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1981, khi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam) có mặt tại buổi " Báo cáo sáo trúc cải tiến 16 lỗ " của hai nghệ nhân Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đức Lộc và ông nhận ra năng khiếu đặc biệt của hai nghệ nhân này trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc. Thông qua nhạc sĩ Phan Chí Thanh (Tổ trưởng Tổ cải tiến nhạc cụ dân tộc thuộc Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc Việt Nam),nhạc sĩ Lưu Hữu Phước gửi đến hai nghệ nhân một phiến đá nặng chừng 6kg với lời căn dặn :"Đã cải tiến sáo trúc rất thành công, nay hai anh hãy tìm cách cải tiến đàn đá sao cho gọn nhẹ hơn và có thể hòa âm được với âm nhạc thế giới ". Khám phá phiến đá này, hai nghệ nhân phát hiện khi gõ lên nó bằng một thanh tre thì đã phát ra âm thanh đúng chính xác với nốt RE trong thang âm thất cung ." Một lời khai thị của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước dành cho chúng tôi ", nghệ nhân Nguyễn Chí Trung tâm sự.
Lòng tin yêu của người nhạc sĩ tài hoa đứng đầu Viện nghiên cứu âm nhạc dân tộc khiến cho hai nghệ nhân Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đức Lộc ngày đêm trăn trở và họ bắt đầu lao vào công việc thiết kế những thanh đá phát ra những âm thanh có thể ký âm được khóa SOL, thuộc thang âm thất cung để hòa nhịp cùng hơi thở của nền âm nhạc đương đại .
http://i298.photobucket.com/albums/mm245/eogio_lovable/DanDa.jpg
nghệ sĩ Chí Trung đang phối ngẫu trên cung đàn đá 100 thanh
KHÁM PHÁ BÍ MẬT CỦA ỐNG CỘNG HƯỞNG
Trong suốt 25 năm nghiên cứu về đàn đá, có lẽ sự kiện quan trọng nhất mà hai nghệ nhân này ghi nhớ mãi đó là lần thử nghiệm đặt đoạn ống nhựa polimer vào phía dưới một phiến đá và nhận ra sự thay đổi cao độ, trường độ của nốt nhạc khi gõ vào phiến đá đó. Họ đã nhận ra hiện tượng cộng hưởng âm giữa phiến đá và bầu hơi trong ống nhựa đặt phía dưới
Kết quả là đàn đá 100 phiến (gồm hai bộ 50 phiến) ra đời với khoảng chạy 4 octave (quãng 8) và có thể vừa chơi nhạc dân tộc, vừa chơi nhạc Tây phương. Điểm đặc biệt là bộ đàn đá chỉ nặng 50kg (bằng1/3 trọng lượng đàn đá Khánh Sơn ) nên có thể vận chuyển dễ dàng khi có chương trình biểu diễn .Hai nghệ nhân Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đức Lộc đã bắt đầu thử nghiệm trình diễn đàn đá 100 phiến vào đầu năm 2004, ở một số điểm ca nhạc dân tộc tại TP .HCM. Tại những điểm ca nhạc dân tộc này, ngoài những bản nhạc mang âm hưởng cồng chiêng Tây Nguyên ,họ còn thường xuyên được khán giả hâm mộ yêu cầu trình diễn những bài Le jour le plus long , Sérénade, Symphony, Domino, Come back to Sorriento,....đậm đà bản chất lãng mạn Phương Tây.
Hiện có nhiều ý kiến đề xuất đưa công trình nghiên cứu phát triển đàn đá của hai nghệ nhân Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đức Lộc vào sách kỷ lục Guinness Việt Nam .Thiết nghĩ, đây là một đề xuất chính đáng và hợp lý cho công trình nghiên cứu sáng tạo của hai nghệ nhân đã dành gần hết quãng đời của mình để cống hiến cho sự nghiệp văn hóa dân tộc ....
http://i298.photobucket.com/albums/mm245/eogio_lovable/XacLapKyLuc.jpg
Xác Lập Kỷ Lục - Bộ đàn đá nhiều thanh nhất Việt nam
ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ CỦA HAI NGHỆ NHÂN :
Nghệ nhân NGUYỄN CHÍ TRUNG :
- Tên thật : NGUYỄN VĂN TÀI
- Sinh năm : 1953 tại Sài Gòn
- Nghệ sĩ : biểu diễn Sáo Trúc
- CTV : Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc T/p Hồ Chí Minh
Nghệ nhân NGUYỄN ĐỨC LỘC :
- Tên thật : NGUYỄN VĂN BÌNH
- Sinh năm : 1958 tại Sài Gòn
- Nghệ sĩ : biểu diễn Đàn T'rung
- CTV : Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc T/p Hồ Chí Minh
..nguồn: Phan cát Tường
.... Đan san.net - My Opera.